NHỮNG KIỂU NGƯỜI SAU, BẠN NÊN TỪ CHỐI DỊCH, KẺO LẠI BỊ TỔN THƯƠNG - Lê Huy Khoa

#korean #Lê-Huy-Khoa-Kanata #translate #articles

Lê Huy Khoa Kanata - Tổng hợp


Làm gì mà ghê thế, đúng vậy, nhưng thực sự là nghề nào cũng có rủi ro của nó cả. Và đã là rủi ro thì phải quản lý thôi. Nhiều khi đi làm về mà tức anh ách trong lòng.

Mình có gần 30 năm đi dịch, nói chung cũng bị toang nhiều, xung đột và nhau với thân chủ cũng nhiều, và kinh nghiệm xương máu là với những người này dù là người Hàn hay người Việt thì đều từ chối dịch.

  1. Nói chuyện với phiên dịch lần đầu mà theo kiểu không tôn kính, ra lệnh. Kiểu này thường coi mình như gia nhân chúng nó, toàn là ba cái ngôn từ kiểu như 야, 통역, đéo thèm gọi là 님, cũng không thèm nói là 통역선생 luôn.

  2. Không thèm hỏi thăm phiên dịch, dù đã xuất hiện ngay trước mặt họ. Tất nhiên là nếu dịch cấp cao thì họ chấp gì mình, họ không để ý đâu. Nhưng những cuộc họp đơn giản, không có gì quan trọng, mà nâng cao quan điểm quá thì cũng cẩn thận. Mình thích người nào luôn hỏi: 통역분이세요? Em là phiên dịch đấy hả? Có con mụ giám đốc bệnh viện kia chào vẫn không trả lời, bỏ về luôn, không dịch, nói tôi không thấy được tôn trọng khi gặp chị, chị nói bằng cái mông của chị đi nha, rồi về thẳng.

  3. Nhóm trọc phú Hàn và Việt, nhóm này mới nổi, cậy có tiền, mặt vác như mâm. Mẹ chúng nó xài phiên dịch nhiều, và phiên dịch lạ bao giờ cũng bị chúng nó không thèm để ý. Nói chung nhóm này Hàn quốc nhiều hơn Việt Nam, khệnh khạng, coi phiên dịch như cỏ rác.

  4. Nhóm luôn nghi ngờ phiên dịch, vừa vào đã mở miệng là phiên dịch phải thế này thế kia, dặn đủ loại, cứ làm như nó là thầy kỹ năng dạy đạo đức phiên dịch: tao nói là mày phải dịch thế này, không được nói thêm bớt. Nhóm này dễ đổ trách nhiệm cho phiên dịch lắm, tại vì phiên dịch này phiên dịch nọ. Mình có lần cũng xửng cổ với thằng cha Hàn Quốc: Ông làm gì mà nói nhiều thế.

  5. Nhóm muốn gặp phiên dịch mà yêu cầu. Cái gì cũng tiện cho chúng nó hoặc nhờ vả thêm đủ thứ, đến tận nơi cho gần chúng nó. Chúng nó cứ nghĩ phiên dịch là chân sai vặt. Đừng có ngu mà làm. Từ chối luôn đi. Nhờ cái này cái kia, quên đi nha.

  6. Nhóm nhờ dịch lần đầu mà không thấy nói tiền nong, nhóm này khả năng bùng hoặc khi trả tiền là kiểu gì cũng 통역비인데 뭐 그렇게 비싸?

  7. Nhóm không cố định ngày giờ dịch, lúc thế này, lúc thế kia. Nhóm này thường cũng không có cuộc hẹn gì quan trọng đâu, tào lao là chính thôi.

  8. Nhóm tiếng Việt tiếng Hàn nửa đực nửa cái. Chúng nghe được, nhưng không hiểu hết, cũng không dịch được, nhưng lại hay góp ý, hay thêm thắt và hăm he xem đúng không. Cái này nhóm người Hàn nhiều, thuê phiên dịch nhưng thuê thêm con bé phiên dịch khác ngồi canh, rồi dịch kiểu gì mỗi người chẳng môt kiểu, phiên dịch thì nhiều đứa hay ta đây, chê đủ thứ, cuối cùng hỏng cả hai chiều.

  9. Cuối cùng, phiên dich phải lạnh lùng, đừng tỏ vẻ thân thiết ai cả, đừng tỏ vẻ phục tùng ai cả, đừng tỏ vẻ sợ sệt hay mất mối gì cả, bạn bị ai đó đạp là vì bạn đã nằm xuống. Nếu mình nằm xuống, họ sẽ đạp lên mình mà đi. Trong nhóm phiên dịch, mình thích phong cách của bạn người Hàn tên là Han,… và bạn người Việt kia, hai bạn này cứng như đanh luôn, làm thì làm, không làm thì thôi, nhưng thế lại nhiều người gọi, từ chối không hết nữa.

Nằm xuống thì người ra sẽ đạp lên bạn mà đi.
Mình không làm, thì để cho các bậc 선배후배 khác làm.
Các bạn bổ sung thêm để cùng chia sẻ với tất cả mọi người cùng biết.


Lê Huy Khoa Kanata - Tổng hợp